top of page

SKETCHNOTE

  • wearepfs
  • Apr 22, 2017
  • 2 min read

Học làm sketchnote trong “3 nốt nhạc”

Bước 1: Làm quen các “công cụ” trong sketchnote

Chữ: Viết dựa trên kích thước và font chữ. Cỡ chữ to dùng để viết ý chính, cỡ chữ nhỏ dùng để biểu diễn ý phụ hoặc biểu đạt ý chính. Font chữ đậm để nhấn mạnh sự quan trọng và font chữ mảnh để biểu đạt ý nhỏ.

Layout: Sơ đồ, “khung sườn” của bài viết dùng để kết nối các ý với nhau. Nếu bạn muốn phân biệt các ý, hãy dùng khung hình chữ nhật hay đám mây và đặt nội dung trong hình. Nếu bạn muốn kết nối hoặc tạo quá trình tuần tự cụ thể, hãy dùng đường nét hoặc mũi tên để biểu đạt. Có đa dạng loại mũi tên cũng như nét: mũi tên đậm, nhạt, đứt nét…

Màu viết: Chỉ sử dụng một màu viết duy nhất (để tiết kiệm thời gian đổi viết). Tuy nhiên, sau khi ghi xong bài giảng hoặc hoàn thành bài, bạn có thể dùng vài bút màu khác để tô điểm khiến nó thêm sinh động.

Hình ảnh: Mọi hình ảnh được đơn giản hóa nhất và cả thể thay thế nội dung. Ví dụ: Nội dung về quả bóng đá, bạn hãy vẽ quả bóng đá, vẽ hoa lá để diễn tả thực vật…

Bước 2: Thử “nháp”

Hãy lấy giấy bút ra và thử ngay sketchnote! Bạn có thể thử thách mình với cấp độ là bài giảng một môn học nào đó. Sau đó, bạn hãy tăng “le vồ” bằng cách ghi âm lại bài giảng của thầy cô, bật thu âm tại nhà để luyện ghi chú tốc độ nhanh.

Bước 3: “Chiến” thôi nào!

Sketchnote là công cụ để ghi chú nhanh, nên yếu tố thời gian rất quan trọng. Bạn cảm thấy mình đã quen dần hãy áp dụng ngay tại lớp để thấy “điều kì diệu” nhé! Thể nào mấy đứa xung quanh cũng… xúm lại để mượn vở của bạn! (vì quá “chất”).

Comments


You Might Also Like:
Popcorn Cake
Pancakes
Flour
Ice Coffee Drink
Cafe au Lait
About Us

Welcome to PFS.Enjoy it!

Join my mailing list

Search by Tags

© 2023 by Going Places. Proudly created with Wix.com

bottom of page